-
147_Truyện Kiều | Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều_Hồi XXI (Câu 2775-3030) | Nguyễn Du.
- 2024/02/03
- 再生時間: 17 分
- ポッドキャスト
-
サマリー
あらすじ・解説
Sau khi trở về từ Liêu Dương, biết tin gia đình Kiều gặp tai biến, Kim Trọng càng thương Kiều hơn và không ngừng tìm kiếm Nàng suốt mười lăm năm, và cuối cùng tấm chân tình ấy cũng được báo đáp. Chú thích: 1. Lai sinh: Kiếp sau. Câu này ý nói nếu như chết mà thiêng thì kiếp sau xin đền bù lại. 2. Ván đã đóng thuyền: Ý nói Thuý Kiều bây giờ đã về tay người khác. 3. Kim hoàn: Vòng vàng, vật Kim Trọng đưa cho Thuý Kiều làm tin lúc mới gặp nhau (câu 318: “Xuyến vàng đi chiếc, khăn là một vuông”) 4. Dưỡng thân: Nuôi cha mẹ. Câu này ý nói Kim Trọng thay Kiều phụng dưỡng vợ chồng Vương ông như cha mẹ mình. 5. Lâm Thanh: Mã Giám Sinh nói dối là quê ở đó, nên Kim Trọng mới nhiều lần sai người đến đây hỏi thăm tin Kiều. 6. Chế khoa: Khoa thi do ý vua mà mở ra, khác với khoa thi thường lệ. 7. Bảng xuân: Do chữ xuân bảng, bảng thi về mùa xuân. Chiếm bảng xuân tức là thi đỗ. 8. Cửa trời: Do chữ thiên môn, tức là cửa nhà vua. 9. Đường mây: Do chữ vân lộ hay thanh vân lộ, ý nói đường công danh, sĩ hoạn. 10. Ngõ hạnh: Tức Hạnh Viên ở kinh đô Tràng An. Đời nhà Đường các tân khoa tiến sĩ được dự tiệc và xem hoa ở đây. 11. Dặm phần: Do chữ phần du mà ra, ý nói quê nhà. Câu này tả cảnh vinh hoa của Kim, Vương khi thi đỗ và về vinh qui. 12. Chu tuyền: Hay chu toàn, làm cho được tròn vẹn. Câu này ý nói Vương Quan làm rể họ Chung. 13. Ngọc đường: Đời Tống Thái Tông, vua đề ở dinh Hàn Lâm ba chữ “Ngọc đường thự”. Đời sau bèn dùng những chữ “Kim mã ngọc đường” để nói chung cảnh quan gia phú quý. 14. Ngoại nhậm: Làm quan ở cõi ngoài (không phải ở huyện nhà) 15. Thê nhi: Vợ con. 16. Cầm đường: Phụ Tử Tiện thời Xuân Thu làm quan huyện, thường hay gảy đàn, người sau bèn gọi đinh quan huyện là cầm đường. 17. Tiếng hạc, tiếng đànTriệu Biên đời Tống, đi làm quan, chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn, tỏ ra người liêm khiết cao thượng. 18. Thanh khí: Câu này ý nói Thuý Vân, Thuý Kiều là hai chị em ruột, cho nên dễ cảm thông với nhau. 19. Giai âm: Tin tốt. 20. Thăng đường: Ra ngồi làm việc ở công đường. 21. Kiên trinh: Kiên quyết giữ gìn trinh tiết. 22. Liều mình: Chỉ việc Thuý Kiều tự vẫn lúc mới đến nhà Tú Bà. 23. Phải lừa: Chỉ việc sợ bị Sở Khanh lừa đưa đi trốn. 24. Vân mồng: Tiếng cổ, nghĩa là tin tức, manh mối. 25. Tiêu hao: Cùng nghĩa với tăm hơi, tin tức 26. Bình bồng: Bình: bèo; bồng: cỏ bồng. Hai vật này thường hay trôi nổi theo nước và gió. Ở đây để chỉ tấm thân phiêu bạt của Kiều. 27. Đỉnh chung: Đỉnh: cái vạc để nấu thức ăn; chung: cái chuông để đánh báo hiệu giờ ăn. Đỉnh chung ở đây dùng để chỉ cảnh vinh hiển phú quý. 28. Treo ấn từ quan: Treo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa. 29. Năm mây: Do chữ ngũ vân, ý nói tờ chiếu có vẽ mây năm sắc. 30. Chiếu trời: Là chiếu nhà vua 31. Khâm ban: Chữ khâm nguyên có nghĩa là kính, sau được dùng để chỉ nhà vua. Ví dụ như nói khâm sai, khâm định,... 32. Sắc chỉ: Tờ sắc ban bố mệnh lệnh của nhà vua 33. Cải nhậm: Đổi đi làm nơi khác. 34. Nam Bình: Tên huyện, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 35. Châu Dương: Tức Dương Châu, tên phủ thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 36. Phó quan: Đi đến chỗ làm quan, đi nhậm chức. 37. Phúc Kiến, Chiết Giang: Hai tỉnh phía đông nam Trung Quốc, nơi cát cứ cũ của Từ Hải. 38. Hàng Châu: Tên phủ, nay là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. 39. Thất cơ: Để lỡ cơ mưu, làm sai quân cơ, tức là bị mắc mưu địch. 40. Thu linh: Thu khí thiêng, ý nói là chết. 41. Thổ tù: Người tù trưởng ở địa phương, cùng như chữ thổ quan. 42. Gieo ngọc, trầm châu: Ngọc và châu thường được dùng để chỉ cái đẹp, cái quý giá. “Gieo ngọc trầm châu” ở đây chỉ việc Thuý Kiều trầm mình. 43. Chiêu hồn: Gọi hồn. 44. Thiết vị: Đặt bài vị viết tên hiệu người chết mà thờ cúng. 45. Đàn tràng: Đàn làm lễ giải oan. 46. Cánh hồng: Cánh chim hồng. Cũng hiểu là phong thái nhẹ nhàng của cô gái ...