-
サマリー
あらすじ・解説
Đoàn tụ. Hai từ thiêng liêng và bình yên biết nhường nào. Thúy Kiều cuối cùng cũng đoàn tụ bên gia đình, cùng lời nguyện ước bên vầng trăng vằng vặc giữa trời hôm nao. "Mười lăm năm mới bây giờ là đây. Tình duyên ấy hợp tan này. Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao” Những ngày cuối năm, chúc bạn sớm đoàn tụ cùng gia đình, cùng người thương. * Chú thích: 1. Trần tạ: Bày tỏ lòng tạ ơn. 2. Từ bi: Thương người, chữ của nhà Phật. 3. Tái thế tương phùng: Gặp nhau ở đời thứ hai, ý nói Kiều như chết đi sống lại để gặp gỡ gia đình. 4. Trùng sinh: Đẻ lại lần thứ hai, ý nói làm cho mình sống lại, chỉ ơn của Giác Duyên. 5. Bỉ thử nhất thì: Do câu “Bỉ nhất thì, thử nhất thì”, ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh khác nhau không thể câu nệ được. 6. Tòng quyền: Theo quyền biến, ý nói phải thay đổi việc làm cho thích nghi. 7. Lập am: Dựng chùa, ý nói sẽ làm ngôi chùa riêng, mời Giác Duyên về ở chung. 8. Bình địa ba đào: Sự bất trắc trong đời người, chẳng khác gì đất bằng lại nổi sóng. 9. Quả mai ba bảy: Kinh thi: “Phiếu hữu mai, kỳ thực nhất hề... Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề...” (Mơ rụng xuống, quả còn bảy phần..., Mơ rụng xuống, quả còn ba phần), ý nói tiết xuân đã muộn nên kíp lo liệu hôn nhân. Ở đây Thuý Vân muốn nói Kiều vẫn còn vừa tuổi đi lấy chồng. 10. Gia thất: “Tả truyện” có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia” (Con trai có vợ, con gái có chồng). Gia thất duyên hài: đẹp duyên vợ chồng. 11. Hoa thơm phong nhuỵ, trăng vòng tròn gương: Trinh tiết còn nguyên vẹn. 12. Đuốc hoa: Ý nói nếu trinh tiết còn nguyên thì đêm hợp hôn mới không hổ thẹn. 13. Trần cấu: Bụi nhơ. 14. Cầm sắt: Kinh thi: “Thê tử hảo hợp như cổ sắt cầm” (Vợ con hoà hợp như gảy đàn sắt, đàn cầm). Người sau bèn dùng hai chữ cầm sắt để chỉ tình vợ chồng. 15. Cầm cờ: Khi bầu bạn gặp nhau thường gảy đàn, đánh cờ làm vui, nên hai chữ cầm kỳ để chỉ tình bạn hữu. Câu này ý nói nên đem tình vợ chồng đổi làm tình bầu bạn. 16. Quyền: Quyền biến, nghĩa là theo hoàn cảnh mà thay đổi các xử sự. 17. Chấp kinh: Giữ theo đạo thường, lê thường. 18. Chàng Tiêu: Do chữ Tiêu lang, tiếng xưng hô của người con gái đối với tình nhân. Tình sử chép Thôi Giao đời Đường có người yêu bị người ta bắt bán cho quan Liên suý. Chàng buồn rầu làm bài thơ, trong có câu: “Hầu môn nhất nhập thâm như hải, Tòng thử Tiêu lang thị lộ thân” (Cửa hầu vào rồi thấy sâu như biển, Từ nay chàng Tiêu là người khách qua đường). Câu này ý nói nỡ nào lại hững hờ không nhận người yêu cũ hay sao. 19. Bi hoan mấy nỗi, đêm chầy trăng cao: Kim Trọng, Thuý Kiều cùng nhau kể lể những chuyện buồn, chuyện vui mãi cho đến khi đêm đã khuya, trăng đã cao. 20. Xướng tuỳ: Do câu “Phu xướng phụ tuỳ” (chồng xướng vợ nghe theo). Dùng để thay cho chữ phu phụ. 21. Thì còn em đó, lọ cầu chị đây: Nếu Kim Trọng nghĩ đến việc sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường về sau thì đã có Thuý Vân. 22. Chữ trinh còn một chút này: Kiều ngầm nói nàng sở dĩ bị cảnh ong qua bướm lại là do hoàn cảnh bắt buộc, chứ tâm hồn nàng thì vẫn trong trắng. Chữ trinh hiểu về tinh thần chứ không phải thể xác. 23. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa: Bấy lâu đi tìm Kiều là đeo đuổi lời thề vàng đá, không phải là tìm thú trăng hoa. 24. Cao thâm: Y nói Kiều cảm tạ cái nghĩa cao ơn sâu của Kim Trọng. 25. Dương hoà: Khí dương đầm ấm của mùa xuân. 26. Duềnh quyên: Vũng nước biển sáng đẹp 27. Lam Điền: Tên một hòn núi ở tỉnh Thiểm Tây, chỗ có nhiều ngọc quý. 28. Sớm mận tối đào: Sớm ấp mận, tối ôm đào, ý nói người trăng gió, tình yêu không chuyên nhất và Kiều không phải là người như vậy. 29. Quan giai: Cấp bậc quan lại, ý nói Kim Trọng làm quan được lần lần thăng chức. 30. Thừa gia: Đảm đương việc nhà, cũng có nghĩa là sang dòng nối dõi tông đường. 31. Cù mộc: Chỉ vợ cả 32. Quế hoè: Điển tích, họ Đậu, đời Tống, có năm người con trai đều hiển đạt, Vương Đạo có câu ...