-
Lê Phổ - Mai Thứ - Vũ Cao Đàm, những nhà tiên phong về nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại Pháp
- 2024/11/06
- 再生時間: 10 分
- ポッドキャスト
-
サマリー
あらすじ・解説
Khoảng 150 tác phẩm của ba danh họa Việt : Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm được trưng bày tại một triển lãm của bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi tại Paris, từ ngày 11/10/2024-09/03/2025. Đây là dịp để du khách có thể tìm hiểu sự tiến triển trong phong cách nghệ thuật Đông Tây kết hợp của tam kiệt trời Âu. Triển lãm với tên gọi “Những nhà tiên phong về nghệ thuật Việt Nam hiện đại tại Pháp”, diễn ra trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Mỹ Thuật Đông Dương (1925), cái nôi của nhiều nghệ sĩ Việt thành danh.Bảo tàng nghệ thuật châu Á Cernuschi giới thiệu các bức hoạ của Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, đến từ 25 bộ sưu tập khác nhau, cùng sự trợ giúp từ gia đình của các nghệ sĩ. Triển lãm phác họa lại con đường nghệ thuật của ba họa sĩ, yêu quê hương nhưng cũng gắn bó với Pháp, và những thay đổi trong phong cách sáng tác giữa dòng lịch sử nhiều biến động.Trước tiên là giai đoạn từ trường Cao đẳng Nghệ thuật Đông Dương đến năm 1930. Vai trò của vị hiệu trưởng đầu tiên Victor Tardieu được nhấn mạnh, đặc biệt là mối quan hệ với các học trò Việt. Tiếp theo là giai đoạn 1931-1937, “Các họa sĩ bị nghệ thuật Paris quyến rũ”, và những xáo động của chiến tranh”. Cuối cùng là “Thời kỳ ở Pháp: Cuộc cách mạng của ba nghệ sĩ” với những sáng tác được lấy cảm hứng từ những vần thơ Kiều, của Nguyễn Du. Sinh ra trong một gia đình ở miền bắc Việt Nam, có cha là thống đốc vùng, Lê Phổ được tiếp nhận các giáo lý của Khổng Tử từ khi còn nhỏ, thạo chữ Hán Nôm. Lê Phổ học cấp 3 tại trường Bưởi (Trường trung học Bảo hộ thời Pháp thuộc) và cũng chính tại đây ông gặp Mai Thứ. Vào năm 1925, cả hai cùng thi đậu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khoá đầu tiên ngay sau khi thành lập, dưới sự dẫn dắt của Victor Tardieu, và cả hai đã kết bạn với Vũ Cao Đàm, gia nhập trường một năm sau đó.Đọc thêm : Danh họa Mai Thứ và duyên nợ với MâconKể từ sau năm 1937, cả ba đều đến Paris và định cư tại Pháp. Trong thời gian đầu ở Paris, ba danh họa có quan hệ khá mật thiết, không chỉ là hàng xóm, tương trợ nhau những lúc khó khăn, mà còn chia sẻ thị trường. Phong cách nghệ thuật của Lê – Mai – Vũ có những điểm tương đồng. Họ đều có "chiến lược" sáng tác tranh lụa, có tầm nhìn về một Việt Nam "thơ mộng", phi thời gian, tại những không gian mà những cô gái trẻ uống trà, hay đi dạo trong các khu vườn yên bình, bất chấp bối cảnh chính trị nhiều xáo trộn.Sự dung hòa giữa nghệ thuật Đông – Tây trong các họa sĩ tạo ra nét đặc trưng riêng, là những cánh chim đầu đàn của nghệ thuật hiện đại Việt Nam tại Pháp. Các tác phẩm của ba danh họa được nhiều người mến mộ, nhiều lần phá kỷ lục về giá trong thị trường nghệ Đông Dương gần đây.RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn giám tuyển Anne Fort, phụ trách về triển lãm để hiểu thêm về ba danh họa Việt, Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm.Tại sao lại lựa chọn ba cái tên Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, thông điệp mà triển lãm muốn truyền tải qua các tác phẩm của 3 danh họa là gì ? Anne Fort : Sau cuộc hợp tác thành công với gia đình của Mai Thứ, trong một triển lãm được tổ chức ở thành phố Macon, miền nam nước Pháp vào năm 2022, chúng tôi tiếp tục làm việc cùng họ và gia đình của hai họa sĩ khác, để mở ra cuộc triển lãm về các tác phẩm của ba người bạn, đã có quan hệ mật thiết từ khi theo học tại trường Cao đẳng Nghệ Thuật Đông Dương ở Hà Nội. Còn một điều thú vị nữa là vô tình mà triển lãm cũng diễn ra trùng với thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập trường, với khóa đầu tiên được mở ra mà Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, có mặt và cùng học cho đến khi tốt nghiệp vào năm 1931.Triển lãm có tên là “những người tiên phong về nghệ thuật Việt Nam ở Pháp” không phải là triển lãm về mỹ thuật Hà Nội, cũng không phải là triển lãm về các họa sĩ tiên phong của riêng Việt Nam. Chúng tôi chọn ba họa sĩ này, vì họ có điểm ...