Tạp chí văn hóa

著者: RFI Tiếng Việt
  • サマリー

  • Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

    France Médias Monde
    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

France Médias Monde
エピソード
  • Nhạc ngoại lời Việt : Elvis Presley, « Người còn cô đơn tối nay »
    2024/11/23
    Trong số các bản tình ca của Elvis Presley, nhạc phẩm « Are you lonesome tonight » có lẽ là giai điệu buồn và đẹp nhất. Vào đầu những năm 1960, sau hai năm thi hành nghĩa vụ quân sự, nam danh ca Elvis đã ghi âm lại bài hát này theo gợi ý của nhà quản lý Colonel Parker, đơn giản là vì vợ ông (bà Marie Mott) rất thích nghe bản nhạc này (phiên bản của Al Jolson), từng ăn khách nhiều năm trước đó Mặc dù đã được hoàn tất vào mùa xuân năm 1960, nhưng bản ghi âm « Are You Lonesome Tonight » của Elvis Presley lại bị hãng đĩa RCA « cầm chân », trì hoãn thời điểm phát hành đến hơn 6 tháng. Chủ yếu cũng vì ban giám đốc điều hành thời bấy giờ nghĩ rằng bản ballad này không phù hợp với hình ảnh và phong cách của Elvis, họ muốn anh hát nhạc rock để thu hút giới trẻ thay vì hát nhạc tình theo kiểu crooner, hợp hơn với lứa tuổi trung niên.Bất ngờ thay, khi được phát hành vào tháng 11 năm 1960, bài hát này thành công ngay lập tức trên thị trường Mỹ, đứng đầu bảng xếp hạng nhạc pop của Billboard, về hạng ba trong hạng mục R&B. Một tháng sau khi chinh phục Hoa Kỳ giai điệu này lại giành luôn ngôi vị quán quân tại vương quốc Anh và hạng đầu thị trường châu Âu.Có thể nói là « Are You Lonesome Tonight » là một bản nhạc xưa. Được nhóm sáng tác Tin Pan Alley (gồm các nhạc sĩ Roy Turk và Lou Handman) viết vào năm 1926, bản nhạc này đã thành công vang dội lần đầu tiên vào năm 1927 với bản ghi âm của Charles Hart. Hai thập niên sau, bài hát « Are You Lonesome Tonight » ăn khách một lần nữa với Harry Freidman, ca sĩ chính của dàn nhạc Blue Barron và nhất là phiên bản của nam danh ca Al Jolson, với giọng đọc khá truyền cảm thay vì giọng hát ở trong đoạn giữa.Khi cover lại bài hát này, Elvis có lẽ đã muốn chiều ý nhà quản lý của anh là Colonel Parker. Lúc đầu, ông chỉ yêu cầu anh hát thử, nếu không thích thì không cần phải thu thanh, nào ngờ lối hát thần sầu của Elvis lại nâng bản nhạc này lên một tầm cao mới, có phần vượt trội so với các phiên bản trước. Đoạn khó nhất đối với Elvis là phần độc thoại khi anh mô tả mối tình như một vở kịch ba màn, yêu nhau trong màn đầu, bẽ bàng khổ đau trong màn hai, để rồi chia tay nhau trong màn cuối. Khi vở kịch buông màn, cũng là lúc tình yêu đã đi vào hồi kết, sân khấu cô đơn trống rỗng để lại trong màn đêm một dấu chấm hết. Tuy không phải là sở trường so với giọng hát, nhưng giọng nói của Elvis trong phần thoại lại đầy sức thuyết phục.Ông hoàng Elvis đã ghi âm bản nhạc này tại Studio B ở Nashville vào đầu tháng 04/1960. Tuy nổi tiếng là một ca sĩ nhạc rock, nhưng vào thời bất giờ anh đang chuyển sang ghi âm những bài hát xưa, điển hình là bài hát rất ăn khách của anh trước đó « It's Now Or Never » được phóng tác từ giai điệu « O Sole Mio », và sau đó đến bài « Surender » (Torna a Surriento/Trở về mái nhà xưa trong tiếng Việt) cũng như bài « No more », chuyển thể từ « La Paloma », khúc đàn Tây Ban Nha nổi tiếng trong làng nhạc cổ điển.Bản thân danh ca Elvis thích sự chuyển hướng này trong sự nghiệp của mình, xem đó là cơ hội để mở rộng tầm nhìn, thử hát nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Điều mà ban giám đốc điều hành hãng đĩa RCA lo ngại, rốt cuộc đã không xảy ra. Dù bị dời lại hơn nửa năm, nhưng đến khi được phát hành, « Are You Lonesome Tonight » lại giúp cho Elvis chinh phục được thêm nhiều thành phần người hâm mộ mới (thế hệ trên 35 tuổi), mà vẫn giữ lại hầu hết những người yêu mến chất giọng của Elvis (chủ yếu là giới trẻ) luôn trung thành với giọng ca này từ lúc anh mới vào nghề.Cũng như bài hát « Will you still love me tomorrow » (Mai có còn yêu em) của Carole King đã cho ra đời nhiều bản nhạc hồi âm như « Tomorrow & Always » (Yêu đến ngàn sau), phiên bản của Elvis « Are You Lonesome Tonight » sau khi thành công, đã có ít nhất 5 ca khúc đối đáp của những giọng ca nữ khác nhau được tung ra thị trường. Đó là trường hợp của Dodie Stevens, Linda Lee, Ricky Page, Thelma Carpenter và Jeanne Black.Các giọng ca nữ này đã hồi âm Elvis khi ...
    続きを読む 一部表示
    9 分
  • Monsieur Aznavour, bộ phim tiểu sử nhân 100 năm ngày sinh
    2024/11/22
    Trong những năm gần đây, sự quan tâm của công chúng đối với dòng phim tiểu sử (biopic) vẫn chưa suy giảm. Phía nghệ sĩ quốc tế có Freddie Mercury, Bob Marley hay Amy Winehouse, còn trong làng nhạc Pháp, sau hai thần tượng Édith Piaf và Dalida, nay đến phiên « Monsieur Aznavour » ra mắt khán giả cuối tháng 10 năm 2024. Bộ phim kể lại hành trình của ông Aznavour trong những năm tháng đầu đời, đồng thời cũng đánh dấu 100 năm ngày sinh của danh ca người Pháp gốc Armenia. Bộ phim « Monsieur Aznavour » trước hết là câu chuyện của một kẻ gan lì bướng bĩnh, không chịu nghe lời ai. Mọi người đều nói rằng, trước sau gì ông cũng gặp thất bại, vì vào thời bấy giờ để hát nhạc tình, ca sĩ phải có ngoại hình, khuôn mặt phải điển trai. Người duy nhất thấy được tài năng của Aznavour, có lẽ vẫn là Édith Piaf, bởi vì cả hai nghệ sĩ này đều có ý chí vươn lên, thoát khỏi cảnh cơ cực nghèo đói, từ cái thuở đi hát rong ở ngoài đường phố. Ngay từ lúc mới vào nghề, nghệ sĩ Aznavour đã bị giới phê bình chỉ trích nặng nề, họ chê ông xấu ở ngoại hình cũng như ở chất giọng, khuyên ông nên làm nghề kế toán hơn là ca sĩ. Thậm tệ hơn nữa, nhiều nhà phê bình đã tỏ ra kỳ thị, khi coi thường nguồn gốc của gia đình ông.Tại Pháp, anh Fabien Marsaud nổi tiếng là một nghệ sĩ slam với nghệ danh ''Grand Corps Malade''. Lần này, anh cùng thực hiện với Medhi Idir bộ phim kể lại cuộc đời và sự nghiệp của nam danh ca Aznavour, một dự án có từ gần một thập niên qua, ngay từ thời ông còn sống. Nghệ sĩ Grand Corps Malade cho biết quá trình hình thành bộ phim « Monsieur Aznavour » :« Aznavour trước hết là một huyền thoại nhạc Pháp và xa hơn nữa ông là một biểu tượng của văn hóa Pháp ở nước ngoài. Về mặt quan hệ đời tư, tôi càng cảm thấy gần gũi gắn bó với ông. Sở dĩ tôi dành cho ông nhiều tình cảm quý mến là vì tôi có may mắn quen ông ở ngoài đời và quan trọng hơn nữa là tôi đã có dịp làm việc với ông, được ông chỉ bảo dìu dắt, nhờ vậy mà tôi hiểu ông Aznavour hơn, cả nghệ sĩ lẫn con người.Sinh thời, nam danh ca Aznavour đã từng có ý định cho quay một bộ phim kể lại cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lúc đầu, ông đã giao dự án này cho con rể của ông (chồng của Katia Aznavour), là nhà sản xuất Jean Rachid. Thế nhưng, dự án này lại bị gián đoạn vào năm 2018 khi ông Aznavour đột ngột qua đời. Một thời gian sau đó, nhà sản xuất mới khởi động lại quá trình làm phim tiểu sử và giao cho chúng tôi phần soạn kịch bản cũng như việc thực hiện dự án này ». Thay vì phản ánh giai đoạn huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Aznavour, ông có lẽ là nghệ sĩ Pháp đã thực hiện trong đời 5 vòng lưu diễn thế giới, bộ phim lại chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu đời, khi Aznavour còn đang chờ thời, người nghệ sĩ muốn phát huy tài năng, nhưng vì chưa có cơ hội, nên phải chịu khó làm đủ mọi nghề để kiếm sống, bữa no bữa đói. Nghệ sĩ Grand Corps Malade giải thích :« Ông Aznavour muốn kịch bản phim nhấn mạnh đến thời ông mới vào nghề, chứ ông không quan tâm đến giai đoạn thành công, bước lên tột đỉnh danh vọng (ông thành danh khá muộn vào năm 37 tuổi). Thời thanh niên, ông đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, làm cùng lúc nhiều công việc mới hy vọng đủ sống. Xuất thân từ một gia đình nghèo người nhập cư gốc Armenia, ông đi làm rất sớm để phụ giúp cha mẹ. Ông chọn nghề sân khấu cho dù không có nhiều lợi thế : không có quan hệ rộng rãi, quen biết nhiều người có thể giúp ông thăng tiến nhanh. Nhiều nhà phê bình chê ông xấu cả về ngoại hình lẫn chất giọng. (Thực ra, giọng của Aznavour khá hay, khàn đục trong những vết gãy, nhưng lại không hợp với thời bấy giờ, đang có trào lưu của những giọng ca quyến rũ mượt mà, âm thanh trau chuốt bóng bẩy). Nhưng có lẽ nhờ có ý chí phấn đấu và sức chịu đựng bền bỉ mà người nghệ sĩ đã vượt qua được những trở ngại cũng như cạm bẫy, để rồi cuối cùng áp đặt tài năng của mình ». Khi mới vào nghề, ông Aznavour từng bị ...
    続きを読む 一部表示
    9 分
  • Việt Nam: Xuất bản sách đầu tiên về Du lịch Đông Dương xưa
    2024/11/15
    Không chỉ bây giờ, mà ngay từ thời Pháp thuộc, Đông Dương đã thu hút nhiều du khách Pháp và phương Tây nói chung. Chính quyền thuộc địa Pháp ngay từ đầu thế kỷ 20 đã tích cực quảng bá cho du lịch Đông Dương với nhiều cuốn sách được xuất bản vào thời ấy. "Du lịch Đông Dương xưa" cũng chính là tựa đề của một cuốn sách vừa ra mắt độc giả Việt Nam đầu tháng 10 vừa qua, do nhà xuất bản Dân Trí phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 phát hành. Biên tập chính của nhóm biên tập cuốn sách này là ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả của một số quyển sách về Sài Gòn xưa, cũng như về các di sản kiến trúc của Pháp ở Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ tại Paris ngày 28/09/2024, nhân dịp ông đến thủ đô Pháp để giới thiệu cuốn sách “Du lịch Đông Dương xưa”, tác giả Phúc Tiến cho biết: “Tôi có thể nói là đến bây giờ, chữ Indochine, Indochina, Đông Dương đang trở lại, hay nói cách khác, đang có một hiện tượng là rất nhiều người, cả già lẫn trẻ, muốn tìm hiểu về thời kỳ trước 1945. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có đến 9, 10 quyển sách viết về Đông Dương, hoặc dịch, giới thiệu những hoạt động rất phong phú, không chỉ là về cuộc chiến, về kiến trúc, văn hóa, mà còn có những ký sự, những câu chuyện về những nhân vật người Pháp, cũng như người Việt.Khi tham gia biên soạn sách để tìm hiểu về lịch sử, tôi thấy mảng du lịch là một mảng rất là hay. Khi viết quyển sách này, tôi có nói là chúng ta cùng “đi phượt” về miền quá khứ. Chúng ta đi thăm những điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt, Sapa, Đồ Sơn hay các thành phố lớn, chúng ta có biết rằng những nơi ấy được hình thành như thế nào không? Qua cuốn sách này, chúng tôi đưa bạn đọc tìm lại cội nguồn của những địa điểm du lịch đó, những nơi đó được hình thành ra sao, và trong đó có cả công sức của người Pháp lẫn người Việt.Đây là một công trình tập thể, chúng tôi cộng tác với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tại Hà Nội. Tôi là người biên soạn chính, cùng với hai bạn Bùi Hệ và Hoàng Hằng tham gia tìm kiếm tư liệu và dịch thuật. Cũng xin nói rõ là do khuôn khổ đầu tiên nên lần xuất bản này chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi đã bàn là sẽ có một bản tiếng Pháp để phục vụ bạn đọc Pháp. Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, ngay từ đầu người Pháp đã chú ý đến 3 địa điểm du lịch mà họ xem là hàng đầu ở Đông Dương:“Tư liệu đầu tiên mà tôi rất vui khi tìm được, đó là một ấn phẩm giới thiệu về du lịch Đông Dương năm 1911, có nghĩa là đầu thế kỷ 20, của Hội Du lịch Pháp Touring Club de France, trong đó họ nêu ngay ba địa điểm mà họ coi là số một để du lịch khi đến Đông Dương:Vịnh Hạ Long, Angkor và Huế. Như vậy là trong ba nước Đông Dương thì đã có hai địa điểm là ở Việt Nam, một là du lịch thiên nhiên. Cuối thế kỷ 20 Vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng ngay từ đầu, người Pháp đã quảng bá cho Vịnh Hạ Long tuyệt vời như thế nào.Cũng như Angkor, trên thế giới ai cũng biết công sức của những nhà khảo cổ Pháp là những người đầu tiên khám phá ra Angkor. Đó là cung điện trong rừng, đã bị bỏ qua và khi người ta khám phá, thì người ta đã quảng bá nó, trân trọng nó, giữ gìn nó.Thứ ba là Huế. Phải nói chúng ta rất tự hào là có một kinh thành và nhiều điểm du lịch khác.Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" còn nêu bật công lao của người Pháp khai phá những địa điểm du lịch mà cho tới nay vẫn thu hút nhiều du khách trong vào ngoài nước, theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến:"Trước nhất là về những địa điểm du lịch thiên nhiên. Phải nói là người Pháp có công mở đường để làm những địa điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa. Bây giờ chúng ta đi rất là dễ dàng, nhưng ngày xưa thì không có. Ngay cả hai nơi mà chúng ta tưởng đi rất dễ dàng là Đồ Sơn, Hải Phòng và Sầm Sơn, Thanh Hóa là hai bãi biển đẹp, thì cũng không phải là có đường đến dễ dàng như bây giờ. Hoặc là Cam Ranh. Cam Ranh là ...
    続きを読む 一部表示
    10 分

Tạp chí văn hóaに寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。