• Việt Nam: Xuất bản sách đầu tiên về Du lịch Đông Dương xưa

  • 2024/11/15
  • 再生時間: 10 分
  • ポッドキャスト

Việt Nam: Xuất bản sách đầu tiên về Du lịch Đông Dương xưa

  • サマリー

  • Không chỉ bây giờ, mà ngay từ thời Pháp thuộc, Đông Dương đã thu hút nhiều du khách Pháp và phương Tây nói chung. Chính quyền thuộc địa Pháp ngay từ đầu thế kỷ 20 đã tích cực quảng bá cho du lịch Đông Dương với nhiều cuốn sách được xuất bản vào thời ấy. "Du lịch Đông Dương xưa" cũng chính là tựa đề của một cuốn sách vừa ra mắt độc giả Việt Nam đầu tháng 10 vừa qua, do nhà xuất bản Dân Trí phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 phát hành. Biên tập chính của nhóm biên tập cuốn sách này là ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả của một số quyển sách về Sài Gòn xưa, cũng như về các di sản kiến trúc của Pháp ở Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ tại Paris ngày 28/09/2024, nhân dịp ông đến thủ đô Pháp để giới thiệu cuốn sách “Du lịch Đông Dương xưa”, tác giả Phúc Tiến cho biết: “Tôi có thể nói là đến bây giờ, chữ Indochine, Indochina, Đông Dương đang trở lại, hay nói cách khác, đang có một hiện tượng là rất nhiều người, cả già lẫn trẻ, muốn tìm hiểu về thời kỳ trước 1945. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có đến 9, 10 quyển sách viết về Đông Dương, hoặc dịch, giới thiệu những hoạt động rất phong phú, không chỉ là về cuộc chiến, về kiến trúc, văn hóa, mà còn có những ký sự, những câu chuyện về những nhân vật người Pháp, cũng như người Việt.Khi tham gia biên soạn sách để tìm hiểu về lịch sử, tôi thấy mảng du lịch là một mảng rất là hay. Khi viết quyển sách này, tôi có nói là chúng ta cùng “đi phượt” về miền quá khứ. Chúng ta đi thăm những điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt, Sapa, Đồ Sơn hay các thành phố lớn, chúng ta có biết rằng những nơi ấy được hình thành như thế nào không? Qua cuốn sách này, chúng tôi đưa bạn đọc tìm lại cội nguồn của những địa điểm du lịch đó, những nơi đó được hình thành ra sao, và trong đó có cả công sức của người Pháp lẫn người Việt.Đây là một công trình tập thể, chúng tôi cộng tác với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tại Hà Nội. Tôi là người biên soạn chính, cùng với hai bạn Bùi Hệ và Hoàng Hằng tham gia tìm kiếm tư liệu và dịch thuật. Cũng xin nói rõ là do khuôn khổ đầu tiên nên lần xuất bản này chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi đã bàn là sẽ có một bản tiếng Pháp để phục vụ bạn đọc Pháp. Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, ngay từ đầu người Pháp đã chú ý đến 3 địa điểm du lịch mà họ xem là hàng đầu ở Đông Dương:“Tư liệu đầu tiên mà tôi rất vui khi tìm được, đó là một ấn phẩm giới thiệu về du lịch Đông Dương năm 1911, có nghĩa là đầu thế kỷ 20, của Hội Du lịch Pháp Touring Club de France, trong đó họ nêu ngay ba địa điểm mà họ coi là số một để du lịch khi đến Đông Dương:Vịnh Hạ Long, Angkor và Huế. Như vậy là trong ba nước Đông Dương thì đã có hai địa điểm là ở Việt Nam, một là du lịch thiên nhiên. Cuối thế kỷ 20 Vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng ngay từ đầu, người Pháp đã quảng bá cho Vịnh Hạ Long tuyệt vời như thế nào.Cũng như Angkor, trên thế giới ai cũng biết công sức của những nhà khảo cổ Pháp là những người đầu tiên khám phá ra Angkor. Đó là cung điện trong rừng, đã bị bỏ qua và khi người ta khám phá, thì người ta đã quảng bá nó, trân trọng nó, giữ gìn nó.Thứ ba là Huế. Phải nói chúng ta rất tự hào là có một kinh thành và nhiều điểm du lịch khác.Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" còn nêu bật công lao của người Pháp khai phá những địa điểm du lịch mà cho tới nay vẫn thu hút nhiều du khách trong vào ngoài nước, theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến:"Trước nhất là về những địa điểm du lịch thiên nhiên. Phải nói là người Pháp có công mở đường để làm những địa điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa. Bây giờ chúng ta đi rất là dễ dàng, nhưng ngày xưa thì không có. Ngay cả hai nơi mà chúng ta tưởng đi rất dễ dàng là Đồ Sơn, Hải Phòng và Sầm Sơn, Thanh Hóa là hai bãi biển đẹp, thì cũng không phải là có đường đến dễ dàng như bây giờ. Hoặc là Cam Ranh. Cam Ranh là ...
    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Không chỉ bây giờ, mà ngay từ thời Pháp thuộc, Đông Dương đã thu hút nhiều du khách Pháp và phương Tây nói chung. Chính quyền thuộc địa Pháp ngay từ đầu thế kỷ 20 đã tích cực quảng bá cho du lịch Đông Dương với nhiều cuốn sách được xuất bản vào thời ấy. "Du lịch Đông Dương xưa" cũng chính là tựa đề của một cuốn sách vừa ra mắt độc giả Việt Nam đầu tháng 10 vừa qua, do nhà xuất bản Dân Trí phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 phát hành. Biên tập chính của nhóm biên tập cuốn sách này là ông Trần Hữu Phúc Tiến, tác giả của một số quyển sách về Sài Gòn xưa, cũng như về các di sản kiến trúc của Pháp ở Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ tại Paris ngày 28/09/2024, nhân dịp ông đến thủ đô Pháp để giới thiệu cuốn sách “Du lịch Đông Dương xưa”, tác giả Phúc Tiến cho biết: “Tôi có thể nói là đến bây giờ, chữ Indochine, Indochina, Đông Dương đang trở lại, hay nói cách khác, đang có một hiện tượng là rất nhiều người, cả già lẫn trẻ, muốn tìm hiểu về thời kỳ trước 1945. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có đến 9, 10 quyển sách viết về Đông Dương, hoặc dịch, giới thiệu những hoạt động rất phong phú, không chỉ là về cuộc chiến, về kiến trúc, văn hóa, mà còn có những ký sự, những câu chuyện về những nhân vật người Pháp, cũng như người Việt.Khi tham gia biên soạn sách để tìm hiểu về lịch sử, tôi thấy mảng du lịch là một mảng rất là hay. Khi viết quyển sách này, tôi có nói là chúng ta cùng “đi phượt” về miền quá khứ. Chúng ta đi thăm những điểm du lịch quen thuộc như Đà Lạt, Sapa, Đồ Sơn hay các thành phố lớn, chúng ta có biết rằng những nơi ấy được hình thành như thế nào không? Qua cuốn sách này, chúng tôi đưa bạn đọc tìm lại cội nguồn của những địa điểm du lịch đó, những nơi đó được hình thành ra sao, và trong đó có cả công sức của người Pháp lẫn người Việt.Đây là một công trình tập thể, chúng tôi cộng tác với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tại Hà Nội. Tôi là người biên soạn chính, cùng với hai bạn Bùi Hệ và Hoàng Hằng tham gia tìm kiếm tư liệu và dịch thuật. Cũng xin nói rõ là do khuôn khổ đầu tiên nên lần xuất bản này chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi đã bàn là sẽ có một bản tiếng Pháp để phục vụ bạn đọc Pháp. Theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến, ngay từ đầu người Pháp đã chú ý đến 3 địa điểm du lịch mà họ xem là hàng đầu ở Đông Dương:“Tư liệu đầu tiên mà tôi rất vui khi tìm được, đó là một ấn phẩm giới thiệu về du lịch Đông Dương năm 1911, có nghĩa là đầu thế kỷ 20, của Hội Du lịch Pháp Touring Club de France, trong đó họ nêu ngay ba địa điểm mà họ coi là số một để du lịch khi đến Đông Dương:Vịnh Hạ Long, Angkor và Huế. Như vậy là trong ba nước Đông Dương thì đã có hai địa điểm là ở Việt Nam, một là du lịch thiên nhiên. Cuối thế kỷ 20 Vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng ngay từ đầu, người Pháp đã quảng bá cho Vịnh Hạ Long tuyệt vời như thế nào.Cũng như Angkor, trên thế giới ai cũng biết công sức của những nhà khảo cổ Pháp là những người đầu tiên khám phá ra Angkor. Đó là cung điện trong rừng, đã bị bỏ qua và khi người ta khám phá, thì người ta đã quảng bá nó, trân trọng nó, giữ gìn nó.Thứ ba là Huế. Phải nói chúng ta rất tự hào là có một kinh thành và nhiều điểm du lịch khác.Cuốn sách "Du lịch Đông Dương xưa" còn nêu bật công lao của người Pháp khai phá những địa điểm du lịch mà cho tới nay vẫn thu hút nhiều du khách trong vào ngoài nước, theo lời ông Trần Hữu Phúc Tiến:"Trước nhất là về những địa điểm du lịch thiên nhiên. Phải nói là người Pháp có công mở đường để làm những địa điểm du lịch ở vùng sâu, vùng xa. Bây giờ chúng ta đi rất là dễ dàng, nhưng ngày xưa thì không có. Ngay cả hai nơi mà chúng ta tưởng đi rất dễ dàng là Đồ Sơn, Hải Phòng và Sầm Sơn, Thanh Hóa là hai bãi biển đẹp, thì cũng không phải là có đường đến dễ dàng như bây giờ. Hoặc là Cam Ranh. Cam Ranh là ...

Việt Nam: Xuất bản sách đầu tiên về Du lịch Đông Dương xưaに寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。