-
サマリー
あらすじ・解説
Tháng 05/2024, cựu thủ tướng Anh Rishi Sunak đã gửi lời xin lỗi công khai đến người dân vì một bê bối truyền máu nhiễm bệnh, khiến hàng chục nghìn người nhiễm HIV và viêm gan C. Một bê bối từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, mà chính ông Sunak cũng phải thừa nhận rằng đó là “sự suy thoái đạo đức kéo dài hàng thập kỷ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe” của chính phủ Anh. Sự thật được phơi bày sau nhiều thập kỷ Bê bối bắt đầu từ những năm 1970-1980 tại Anh khi có hàng ngàn người cần truyền máu. Những người này được chia thành hai nhóm chính, một là những bệnh nhân thiếu máu trong quá trình phẫu thuật, trong các điều trị y tế, hay những phụ nữ vừa sinh con… Nhóm thứ hai là những người mắc bệnh máu khó đông, một căn bệnh di truyền do thiếu hụt Yếu tố VIII hoặc IX, những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông. Theo hãng tin AP, vào đầu những năm 1970, các bác sĩ đã phát hiện ra một phương pháp điều trị mới, được gọi là Yếu tố đông máu 8 (Factor VIII) và được ca tụng là phương thuốc kỳ diệu. Đây là loại thuốc được tách ra từ huyết tương người, do vậy cần một số lượng lớn nguồn cung huyết tương để sản xuất. Nhu cầu sớm vượt quá nguồn cung trong nước, vì vậy các quan chức y tế Anh đã bắt đầu nhập khẩu huyết tương từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều đáng nói là lý lịch của những người hiến máu gây nhiều lo ngại vì vào thời điểm đó, Yếu tố VIII được lấy từ máu của hàng chục ngàn người hiến tại Hoa Kỳ. Những người này hiến máu để kiếm tiền. Họ thường là tù nhân, những người làm nghề mại dâm hoặc những người nghiện. Chính điều này làm tăng đáng kể nguy cơ huyết tương bị nhiễm bệnh, mà chỉ cần một người hiến máu bị nhiễm bệnh thì toàn bộ lô sản phẩm đều sẽ bị nhiễm bệnh theo. Theo ước tính từ cuộc điều tra kéo dài 6 năm mà chính phủ của thủ tướng Theresa May ra lệnh tiến hành năm 2017, hơn 30.000 người đã nhiễm virus viêm gan C hoặc HIV qua truyền máu hoặc do điều trị bằng Yếu tố VIII. Hơn 3000 người chết và hàng chục nghìn người phải sống chung với bệnh tật. Nhiều người còn lây sang gia đình và người thân của mình. Thẩm phán Brian Langstaff, người đứng đầu cuộc điều tra về bê bối “máu bẩn”, đã tố cáo rằng thảm hoạ này hoàn toàn “không phải một tai nạn” mà bắt nguồn từ sự tác trách, coi thường tính mạng của người dân. Giới chức Anh lúc đó đã bỏ qua các cảnh báo nguy hiểm, bỏ qua các phương pháp sàng lọc và xử lý nguồn máu vì lý do kinh tế, bỏ qua cả các quy tắc đạo đức. Sai lầm nối tiếp sai lầm. Sau khi phát hiện ra những ca nhiễm HIV và viêm gan C do được truyền máu, chính phủ của cố thủ tướng Magaret Thatcher thời điểm đó, những người phải chịu trách nhiệm chính cho vụ việc này, thay vì dừng lại, nhận lỗi và sửa sai thì lại cố gắng che đậy, đưa thông tin sai sự thật đến người dân và tiêu huỷ các bằng chứng. Để rồi hơn 50 năm sau, người dân Anh mới được nhận lời xin lỗi công khai đầu tiên tới từ chính phủ Rishi Sunak. Đáng tiếc là hàng ngàn nạn nhân đã không còn sống để được nghe lời xin lỗi mà họ vẫn mong chờ.“Vô hại” “Vô hại” là những gì mà chính phủ nói với công chúng. Theo nhật báo Anh The Guardian, tháng 11/1983, cựu bộ trưởng y tế Ken Clarke đã mạnh mẽ khẳng định trước báo giới rằng “không có bằng chứng thuyết phục” nào cho thấy HIV có thể lây truyền qua đường máu và nguy cơ virus viêm gan C gây bệnh là “rất thấp và không nghiêm trọng”. Để công chúng thêm tin tưởng, các bộ trưởng cũng liên tục nhắc lại rằng người dân Anh “đang nhận được sự điều trị tốt nhất hiện có”. Báo cáo điều tra của thẩm phán Langstaff còn chỉ ra rằng các bác sĩ cũng đóng góp một phần không nhỏ công sức vào việc lừa dối người dân. Các bác sĩ không những không thông báo cho bệnh nhân những nguy cơ tiềm ẩn trước khi bệnh nhân tham gia điều trị mà thậm chí cả khi những người này đã nhiễm virus HIV hay viêm ...