• Việt Nam: Vì sao bão Yagi khiến nhiều người chết ở các vùng đồi núi ?

  • 2024/11/20
  • 再生時間: 10 分
  • ポッドキャスト

Việt Nam: Vì sao bão Yagi khiến nhiều người chết ở các vùng đồi núi ?

  • サマリー

  • Bão Yagi tháng 9/2024 được coi là trận cuồng phong lớn nhất từ khoảng 30 năm nay ở Biển Đông. Thông tin về bão vào thời điểm ập vào bờ biển miền bắc Việt Nam được cơ quan khí tượng thủy văn cập nhật sát. Tuy nhiên, dự báo - cảnh báo về các hậu quả nhiều mặt của bão ở miền núi đã ít được chú ý hơn rất nhiều. Trên thực tế, đa số người chết là do đất lở, lũ đá, lũ quét ở trung du và miền núi. Chính quyền trung ương và nhiều địa phương bị chỉ trích đã không có các biện pháp tương thích. Theo thừa nhận của nhiều giới chức quản lý và khoa học trên truyền thông trong nước, dù bão Yagi và mưa ‘‘hoàn lưu’’ sau đợt thiên tai này là hiếm có, song nhiều mạng sống có thể đã cứu được nếu có các dự báo, cảnh báo đúng lúc và kế hoạch sơ tán kịp thời. Tuy nhiên, dự báo và cảnh báo kịp thời chỉ là một phần của vấn đề. Một số chuyên gia nói đến trận bão lớn đầu tiên cho thấy Việt Nam rõ ràng đã bước vào kỷ nguyên biến đổi khí hậu, cần đến một chiến lược mới.***Đa số người chết do sạt lở, lũ quét, nhưng tác động đến miền núi bị coi nhẹTheo bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, sơ bộ tính đến ngày 27/9, bão Yagi và mưa lũ sau bão đã khiến 344 người chết và mất tích, trong đó có 264 người chết do sạt lở đất, lũ đá, lũ quét. Tại tỉnh Yên Bái, trong số 54 người thiệt mạng, chỉ có 3 người chết do đuối nước, 51 nạn nhân còn lại là do sạt lở đất, sập nhà gây tử vong.Vụ lũ bùn đá ở Làng Nủ (Lào Cai) ngày 10/09 được coi là tai nạn thảm khốc tiêu biểu. Theo các nhà khoa học, ước tính hơn 1,3 triệu mét khối đất đá, bùn nước trút xuống ngôi làng trong vòng 5 phút khiến dân làng không kịp trở tay, vùi lấp 37 nhà dân, khiến hơn 60 người chết và 7 người mất tích. Cùng ngày 10/09, thôn Nậm Tông (tỉnh Lào Cai) bị đất đá lở vùi lấp khiến 18 người chết và mất tích. Cũng không thể không nhắc đến vụ đất lở rạng sáng ngày 09/09 trên quốc lộ 34, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cuốn hai ô tô, nhiều xe máy xuống vực, khiến hơn 30 người chết.Trả lời RFI tiếng Việt, về phản ứng cảnh báo và sơ tán cấp thời, giáo sư Nguyễn Ngọc Lung (Hà Nội) nhận định : ‘‘Các địa phương đều nhận thấy là các chuẩn bị của mình là chưa đạt yêu cầu. Có nghĩa là đã báo trước là có cơn bão mạnh nhất trong vòng thế kỷ vừa qua, nhưng sự chuẩn bị của mình là chưa đạt yêu cầu tí nào. Đặc biệt là những nơi núi cao, đèo sâu, xa dân cư. Chính vì thế nó mới trôi cả làng. Trôi rồi mới biết. Cơn bão này đến thì chuẩn bị không được bao nhiêu. Lý do thứ nhất là báo trước không được nhiều lắm. Thứ hai là thường cái bão đặc biệt ở vùng nhiệt đới, nhất là ở Đông Nam Á đi chệnh hướng nhiều lắm. Lúc đầu người ta nghĩ đi vào hướng Trung Quốc, nhưng khi vào Biển Đông rồi thì rẽ ngang qua đảo Hải Nam, rồi vào Bắc Bộ mạnh hơn. Việt Nam không báo được đầy đủ. Tất cả tiềm lực tập trung cho hai tỉnh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Sau khi nó vào đồng bằng rồi, nó sớt qua biên giới Việt-Trung, rồi thì nó đi ngang, đi vào Thanh Hóa, đi vào Nghệ An. Có nghĩa là nó thay đổi phương hướng, lường trước không được bao nhiêu. Những cái ấy mình còn rất yếu, mặc dù có sự phối hợp với các nước xung quanh. Bây giờ thiệt hại thì ai thiệt hại nhiều nhất? Chính thiệt hại các tỉnh miền núi nhiều nhất. Họ cứ nghĩ mưa với bão thì miền núi bao giờ cũng tránh được. Chỉ có đồng bằng nước mới đổ về mới phải quan tâm. Như vậy anh đã không quan tâm đầy đủ cho chính những vùng bị nguy hiểm nhất, và bị thiệt hại về nhân mạng nhiều nhất.’’ Trên báo chí trong nước, hai tác giả Hà Thị Hằng và Lưu Thị Diệu Chinh nêu giả thiết là so với các vùng đồng bằng và ven biển, ‘‘dường như đang có sự thiên lệch trong việc đối phó với thiên tai ở các tỉnh miền núi: sự quan tâm dường như nghiêng về giải quyết khi “sự đã rồi” hơn là quá trình phòng bị trước thảm họa’’ (Bài ‘‘Thảm kịch lũ quét ...
    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Bão Yagi tháng 9/2024 được coi là trận cuồng phong lớn nhất từ khoảng 30 năm nay ở Biển Đông. Thông tin về bão vào thời điểm ập vào bờ biển miền bắc Việt Nam được cơ quan khí tượng thủy văn cập nhật sát. Tuy nhiên, dự báo - cảnh báo về các hậu quả nhiều mặt của bão ở miền núi đã ít được chú ý hơn rất nhiều. Trên thực tế, đa số người chết là do đất lở, lũ đá, lũ quét ở trung du và miền núi. Chính quyền trung ương và nhiều địa phương bị chỉ trích đã không có các biện pháp tương thích. Theo thừa nhận của nhiều giới chức quản lý và khoa học trên truyền thông trong nước, dù bão Yagi và mưa ‘‘hoàn lưu’’ sau đợt thiên tai này là hiếm có, song nhiều mạng sống có thể đã cứu được nếu có các dự báo, cảnh báo đúng lúc và kế hoạch sơ tán kịp thời. Tuy nhiên, dự báo và cảnh báo kịp thời chỉ là một phần của vấn đề. Một số chuyên gia nói đến trận bão lớn đầu tiên cho thấy Việt Nam rõ ràng đã bước vào kỷ nguyên biến đổi khí hậu, cần đến một chiến lược mới.***Đa số người chết do sạt lở, lũ quét, nhưng tác động đến miền núi bị coi nhẹTheo bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, sơ bộ tính đến ngày 27/9, bão Yagi và mưa lũ sau bão đã khiến 344 người chết và mất tích, trong đó có 264 người chết do sạt lở đất, lũ đá, lũ quét. Tại tỉnh Yên Bái, trong số 54 người thiệt mạng, chỉ có 3 người chết do đuối nước, 51 nạn nhân còn lại là do sạt lở đất, sập nhà gây tử vong.Vụ lũ bùn đá ở Làng Nủ (Lào Cai) ngày 10/09 được coi là tai nạn thảm khốc tiêu biểu. Theo các nhà khoa học, ước tính hơn 1,3 triệu mét khối đất đá, bùn nước trút xuống ngôi làng trong vòng 5 phút khiến dân làng không kịp trở tay, vùi lấp 37 nhà dân, khiến hơn 60 người chết và 7 người mất tích. Cùng ngày 10/09, thôn Nậm Tông (tỉnh Lào Cai) bị đất đá lở vùi lấp khiến 18 người chết và mất tích. Cũng không thể không nhắc đến vụ đất lở rạng sáng ngày 09/09 trên quốc lộ 34, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cuốn hai ô tô, nhiều xe máy xuống vực, khiến hơn 30 người chết.Trả lời RFI tiếng Việt, về phản ứng cảnh báo và sơ tán cấp thời, giáo sư Nguyễn Ngọc Lung (Hà Nội) nhận định : ‘‘Các địa phương đều nhận thấy là các chuẩn bị của mình là chưa đạt yêu cầu. Có nghĩa là đã báo trước là có cơn bão mạnh nhất trong vòng thế kỷ vừa qua, nhưng sự chuẩn bị của mình là chưa đạt yêu cầu tí nào. Đặc biệt là những nơi núi cao, đèo sâu, xa dân cư. Chính vì thế nó mới trôi cả làng. Trôi rồi mới biết. Cơn bão này đến thì chuẩn bị không được bao nhiêu. Lý do thứ nhất là báo trước không được nhiều lắm. Thứ hai là thường cái bão đặc biệt ở vùng nhiệt đới, nhất là ở Đông Nam Á đi chệnh hướng nhiều lắm. Lúc đầu người ta nghĩ đi vào hướng Trung Quốc, nhưng khi vào Biển Đông rồi thì rẽ ngang qua đảo Hải Nam, rồi vào Bắc Bộ mạnh hơn. Việt Nam không báo được đầy đủ. Tất cả tiềm lực tập trung cho hai tỉnh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Sau khi nó vào đồng bằng rồi, nó sớt qua biên giới Việt-Trung, rồi thì nó đi ngang, đi vào Thanh Hóa, đi vào Nghệ An. Có nghĩa là nó thay đổi phương hướng, lường trước không được bao nhiêu. Những cái ấy mình còn rất yếu, mặc dù có sự phối hợp với các nước xung quanh. Bây giờ thiệt hại thì ai thiệt hại nhiều nhất? Chính thiệt hại các tỉnh miền núi nhiều nhất. Họ cứ nghĩ mưa với bão thì miền núi bao giờ cũng tránh được. Chỉ có đồng bằng nước mới đổ về mới phải quan tâm. Như vậy anh đã không quan tâm đầy đủ cho chính những vùng bị nguy hiểm nhất, và bị thiệt hại về nhân mạng nhiều nhất.’’ Trên báo chí trong nước, hai tác giả Hà Thị Hằng và Lưu Thị Diệu Chinh nêu giả thiết là so với các vùng đồng bằng và ven biển, ‘‘dường như đang có sự thiên lệch trong việc đối phó với thiên tai ở các tỉnh miền núi: sự quan tâm dường như nghiêng về giải quyết khi “sự đã rồi” hơn là quá trình phòng bị trước thảm họa’’ (Bài ‘‘Thảm kịch lũ quét ...

Việt Nam: Vì sao bão Yagi khiến nhiều người chết ở các vùng đồi núi ?に寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。